Bảo hiểm Xã hội (BHXH)
1. 2 loại Bảo hiểm Xã hội
1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
1.2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
2. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
a. Bảo hiểm xã hội bắt buộc: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
b. Bảo hiểm xã hội tự nguyện: hưu trí; tử tuất
c. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định
3. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở đã được điều chỉnh lên 1.800.000 đồng/tháng. Do đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa sẽ được tính như sau:
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1.800.000 = 36.000.000 đồng/tháng.
4. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2024 với người lao động Việt Nam
4.1 Người lao động
a. 8% mức lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
b. 1% vào quỹ bảo hiểm tự nguyện;
c. 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.
4.2 Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b. 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c. 1% vào quỹ bảo hiểm tự nguyện;
d. 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.
4.3 Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt, có thể đóng góp vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tỷ lệ thấp hơn là 0,3%.
4.4 Người sử dụng lao động đóng góp 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ pháp lý:
Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Điều 44, khoản 2 Điều 92 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
Điều 57 Luật Việc làm 2013.
Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017
5. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động nước ngoài
5.1 Người lao động đóng góp:
a. 8% mức lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
b. 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.
5.2 Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b. 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c. 1% vào quỹ bảo hiểm tự nguyện;
d. 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.
5.3 Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt, có thể đóng góp vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tỷ lệ thấp hơn là 0,3%.
5.4 Người sử dụng lao động đóng góp 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ pháp lý:
Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Điều 44, khoản 2 Điều 92 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
Điều 57 Luật Việc làm 2013.
Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017
Chính sách Tiền lương
1. Nguyên tắc trả lương cho người lao động (Điều 94 Bộ luật Lao động 2019)
Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
2. Trả lương cho người lao động căn cứ vào đâu? (Điều 95 Bộ luật Lao động 2019)
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
3. Hình thức trả lương cho người lao động ((Điều 96 Bộ luật Lao động 2019, Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương của người lao động được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chọn 1 trong 3 hình thức trả lương sau:
1.1 Trả lương theo thời gian
Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a. Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
b. Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
c. Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
d. Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
1.2 Trả lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
1.3 Trả lương khoán
Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
4. Kỳ hạn trả lương cho người lao động (Điều 97 Bộ luật Lao động 2019)
4.1 Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
4.2 Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
4.3 Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4.4 Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
5. Tiền làm thêm giờ
Công thức tính lương làm thêm giờ được quy định cụ thể tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
5.1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả công việc đang làm vào ngày làm việc bình thương x 150%/200%/300% x số giờ làm thêm
5.2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x 150%/200%/300% x số sản phẩm làm thêm
6. Tiền lương làm việc ban đêm
Công thức tính lương làm ban đêm được quy định cụ thể tại Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
6.1 Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x (ít nhất) 30% x số giờ làm việc vào ban đêm
6.2 Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x (at least) 30% x số giờ làm việc ban đêm
7. Tiền lương làm thêm giờ ban đêm
Công thức tính lương làm ban đêm được quy định cụ thể tại Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
7.1 Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x 150%/200%/300% x giờ làm việc + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x (ít nhất 30%) + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hưởng lương x số giờ làm thêm vào ban đêm
7.2 Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x (ít nhất) 150%/200%/300% + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x (ít nhất) 30% + 20% x Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương x số sản phẩm làm thêm vào ban đêm