Môi trường Đầu tư Việt Nam

Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

24 ngành nghề được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

1. Sản xuất

2. Dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế (trừ doanh nghiệp dịch vụ  kế toán nước ngoài)

↪ Mã CPC: 862, 863

3. Dịch vụ kiến trúc

↪ Mã CPC: 8671

4.Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ

↪ Mã CPC: 8672, 8673

5. Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị

↪ Mã CPC: 8674

6. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, kinh doanh, sản xuất phần mềm

↪ Mã CPC: 841-845, 849

7. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên

↪ Mã CPC: 851

8. Dịch vụ nghiên cứu thị trường

↪ Mã CPC: 864

9. Dịch vụ tư vấn quản lý

↪ Mã CPC: 865

10. Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý

↪ Mã CPC: 866

11. Dịch vụ liên quan đến sản xuất

↪ Mã CPC: 884,885

12. Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật

↪  Mã CPC: 86751, 86752, 86753

13. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác)

↪ Mã CPC: 633

14. Các dịch vụ chuyển phát

↪ Mã CPC: 7512

15. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan

↪ Mã CPC: 511-518

16. Dịch vụ xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hóa

↪ Mã CPC: 621, 622, 631, 632

17. Dịch vụ nhượng quyền thương mại

↪ Mã CPC: 8929

18. Dịch vụ giáo dục

↪ Mã CPC: 923, 924, 929

19. Xử lý nước thải, rác thải

↪ Mã CPC: 9401, 9402

20. Dịch vụ bệnh viện, nha khoa, khám bệnh

↪ Mã CPC: 9311, 9312

21. Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, Dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống

↪ Mã CPC: 64110, 642, 643

22. Dịch vụ kho bãi, đại lý vận tải hàng hóa

↪ Mã CPC: 742. 748

23. Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính

24. Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay

↪ Mã CPC: 8868

5 hình thức đầu tư tại Việt Nam

↪ Thành lập pháp nhân kinh tế mới:

Các hình thức pháp nhân kinh tế phổ biến áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc nhiều thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh (Luật Doanh nghiệp số 59/2020).

Điều kiện áp dụng: Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư nhất định. Thủ tục được thực hiện qua 02 bước: 1/ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC); 2/ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

↪ Đầu tư thông qua Mua bán và Sáp nhập (M&A):

Tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài và loại hình doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục đầu tư qua 01 hoặc 02 bước.

↪ Thực hiện dự án đầu tư:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tại Việt Nam có thể thực hiện nhiều dự án đầu tư khác nhau, bao gồm cả việc thành lập doanh nghiệp mới.

Tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài, FIE sẽ thực hiện thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước hoặc như đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 23).

↪ Đầu tư thông qua Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC):

BCC được thực hiện mà không cần thành lập pháp nhân mới. Thay vào đó, các bên tham gia BCC sẽ thành lập một ban điều phối để thực hiện và giám sát BCC. Các nhà đầu tư trong BCC sẽ cùng nhau thỏa thuận về phân bổ trách nhiệm và chia sẻ lợi nhuận/thua lỗ phát sinh từ BCC (Điều 27).

↪ Các hình thức đầu tư và pháp nhân mới khác theo quy định của Chính phủ.

Nhà đầu tư nước ngoài có được góp 100% vốn không?

Tùy thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư thực hiện kinh doanh tại Việt Nam pháp luật có thể sẽ quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư. Có các ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn như xây dựng, thương mại, tư vấn quản lý,… nhưng có một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp một tỷ lệ vốn nhất định hoặc liên doanh: quảng cáo, du lịch, logistic, vận tải,…

Quyền sử dụng đất cho Nhà đầu tư nước ngoài

Quy định quyền sử dụng đất của nhà đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp tại Việt Nam

Căn cứ khoản 3 Điều 55, điểm đ khoản 1 Điều 56, điểm b khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam thông qua những hình thức sau:

→ Giao đất;

→ Cho thuê đất;

→ Nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay, pháp luật quy định 2 trường hợp lớn khi Nhà nước cho thuê đất, bao gồm:

→ Thuê đất trả tiền một lần;

→ Thuê đất trả tiền hàng năm

Căn cứ khoản 3 Điều 149; khoản 1, khoản 2 Điều 174; Điều 175 Luật Đất đai 2013: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng có các quyền sau:

◆ Trong trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:

→ Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

→ Doanh nghiệp được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

→ Doanh nghiệp được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

→ Doanh nghiệp được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

→ Doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;

→ Doanh nghiệp được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;

→ Doanh nghiệp có thể khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai;

→ Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

→ Doanh nghiệp có thể cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

→ Doanh nghiệp có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

→ Doanh nghiệp có thể thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

→ Doanh nghiệp có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

◆ Trong trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm:

→ Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

→ Doanh nghiệp được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

→ Doanh nghiệp được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

→ Doanh nghiệp được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

→ Doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;

→ Doanh nghiệp được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;

→ Doanh nghiệp có quyền hiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai;

→ Doanh nghiệp có thể thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

→ Doanh nghiệp có thể bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật Đất đai; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

→ Doanh nghiệp có thể góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

→ Doanh nghiệp có thể ho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

5 Loại Hình Doanh Nghiệp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp tại Việt Nam: Ưu và Nhược Điểm

▪ Doanh nghiệp Tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

〉Ưu điểm:

Thủ tục thành lập công ty đơn giản

Chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh.

Bởi vì không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân (chủ doanh nghiệp) nên doanh nghiệp tư nhân rất dễ để vay mượn tiền từ phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

〉Nhược điểm:

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 Doanh Nghiệp Tư Nhân. Cá nhân đã thành lập doanh nghiệp tư nhân thì không thể đứng tên chủ hộ kinh doanh cũng như không thể là thành viên của một Công ty Hợp Danh khác.

Do không có tư cách pháp nhân, nên không có sự phân biệt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp (cá nhân) với tài sản của doanh nghiệp do đó mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.

Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

▪ Công ty TNHH Một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

〉Ưu điểm:

Chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty

Việc quản lý công ty đơn giản hơn

Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)

Cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty (Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020).

Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách góp thêm vốn của chủ sở hữu; huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác (Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020) hoặc phát hành trái phiếu.

〉Nhược điểm:

Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH MTV khắt khe hơn so với DNTN.

Bị hạn chế trong việc huy động vốn bởi công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phiếu.

Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

▪ Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó Chủ sở hữu có thể là tổ chức hoặc cá nhân với số lượng thành viên từ 2 cho đến không vượt quá 50 thành viên

〉Ưu điểm:

Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp công ty

Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên nên có thể có nhiều vốn hơn.

Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

Chế độ chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên.

〉Nhược điểm:

Công ty không được phát hành cổ phiếu. Giới hạn thành viên không quá 50 thành viên.

▪ Công ty Hợp danh:

Công ty phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài ra, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

〉Ưu điểm:

Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp.

Thành viên hợp danh thường là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao.

Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có tư cách pháp nhân nên công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

〉Nhược điểm:

Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn (điểm đ khoản 2 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020) nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào (khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 )

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 )

Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm (khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 )

Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân nên dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không độc lập trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

▪ Công ty Cổ phần

Doanh nghiệp trong đó Vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng.

〉Ưu điểm:

Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao;

Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới.

Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;

Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

〉Nhược điểm:

Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn.

Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần phức tạp hơn.

Quy trình, thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị để xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) cho doanh nghiệp /nhà đầu tư trong Khu công nghiệp

Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư

Bước 1: Xác định dự án có phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Căn cứ Điều 30,31,32 Luật Đầu tư 2020: Tùy thuộc quy mô các dự án phải xin chấp thuận chủ trương nhưng hầu hết các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và các dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư mà chỉ xin Giấy chứng nhận đầu tư

Bước 2: Xác định dự án có phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không

Căn cứ Điều 37 Luật Đầu tư 2020:

◆ Trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

→ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

→ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

◆ Trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

→ Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

→ Tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác;

→ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

→ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Bước 3: Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

◆ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

◆ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

◆ Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu

◆ Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;

→ Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

→ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

→ Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

→ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

→ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

→ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

→ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (ERC)

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

→ Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

→ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

→ Điều lệ công ty;

→ Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;

→ Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

→ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

→ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

→ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Điều kiện và thủ tục để chuyển lợi nhuận từ Việt Nam ra nước ngoài của doanh nghiệp FDI

◆ Thời điểm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Điều 4 Thông tư 186/2010/TT-BTC quy định thời điểm chuyển lợi nhuận: Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hàng năm; Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi đã kết thúc đầu tư sau khi doanh nghiệp nơi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam

◆ Điều kiện để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:

Điều 2 Thông tư 186/2010/TT-BTC: lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển tử Việt Nam ra nước ngoài là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định. Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật

Điều 3 Thông tư 186/2010/TT-BTC :

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài hàng năm (=) lợi nhuận được chia hoặc thu được của năm tài chính… (+) khoản lợi nhuận khác (-) các khoản đã sử dụng/cam kết sử dụng tái đầu tư…

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài sau khi kết thúc đầu tư (=) Tổng lợi nhuận nđt thu được (-) các khoản lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, các khoản lợi nhuận đã chuyển ra nước ngoài và các khoản chi tiêu khác.

Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam của năm phát sinh lợi nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Điều 5 Thông tư 186/2010/TT-BTC quy định: Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo mẫu dưới đây gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, trước khi thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất là 07 ngày làm việc.

Tại liệu đặc biệtbởi CNCTech Industrial
CNCTech Factoríe

Tổng quanTải xuống
Môi trường Đầu tư Việt Nam

Bắt nhịp dòng chảy pháp lý Việt Nam, hành trình đầu tư thêm phần vững tin. Cùng chúng tôi, mỗi quyết định đầu tư của bạn đều là một bước tiến vững chắc trên con đường thành công.

Flag of Vietnam

Cẩm nang Tài liệu liên quan

Liên hệBạn cần tìm nhà xưởng/nhà kho tại Việt Nam?
Hãy liên hệ với chúng tôi

BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH THÀNH CÔNG NGAY BÂY GIỜ!

ContactLooking for a first-class industrial Partner?
Connect with us