Theo Tạp chí Điện tử Đầu tư Tài Chính, dự kiến, tổng mức đầu tư của dự án đường vành đai 4 đoạn Bình Xuyên – Vĩnh Tường (giai đoạn 2) gần 1.844 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư chiếm hơn 361 tỷ đồng; chi phí xây dựng chiếm 1.107 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 315 tỷ đồng…
Quý IV năm nay dự án sẽ hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi; giai đoạn quý I – quý II/2024 duyệt thiết kế bản vẽ thi công; quý I/2024 – quý IV/2024 triển khai giải phóng mặt bằng; quý III/2024 lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công; hoàn thành dự án vào năm 2028.
Dự án sẽ có tổng chiều dài khoảng 18,2 km, nằm trên địa phận thị trấn Hương Canh, xã Đạo Đức, xã Phú Xuân, thị trấn Thanh Lãng (thuộc huyện Bình Xuyên); các xã Nguyệt Đức, thị trấn Tam Hồng, xã Yên Phương, thị trấn Yên Lạc, xã Yên Đồng, xã Tề Lỗ (thuộc huyện Yên Lạc); các xã Vân Xuân, xã Bình Dương, xã Vĩnh Sơn (thuộc huyện Vĩnh Tường).
Điểm đầu tuyến nằm tại nút giao giữa quốc lộ 2 với KCN Bình Xuyên; điểm cuối nằm tại nút giao giữa đường trục trung tâm huyện Vĩnh Tường và đường vòng tránh Thổ Tang – Vĩnh Sơn. Về hướng tuyến, tuyến sẽ đi song song với tuyến đường đã được đầu tư xây dựng ở giai đoạn 1.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là hơn 146 ha, trong đó hiện trạng có 1,5 ha đất ở; 39,3 ha đất giao thông; 9,9 ha đất thủy lợi; 38,4 ha đất nông nghiệp và 25,8 ha đất khác… Dự án chủ yếu đi qua các khu cánh đồng trồng lúa và hoa màu, dọc tuyến có các khu dân cư.
Về quy mô, đây là dự án hạ tầng giao thông loại hình xây mới, hoàn thiện mặt cắt ngang và các hạng mục còn lại của giai đoạn 1 dự án theo quy hoạch được duyệt, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Trên tuyến sẽ xây dựng 3 cây cầu. Đầu tiên là cầu Đinh Xá dài 71,15 m bắc qua kênh Hút, thuộc xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc. Kế đến là cầu Tiêu Nam dài 19,5 m bắc qua kênh thủy lợi thuộc xã xã Yên Phương, huyện Yên Lạc. Cuối cùng là cầu Vân Xuân dài 43 m bắc qua sông Phan thuộc xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường. Ngoài ra, toàn tuyến sẽ có 11 nút giao đồng mức và 112 vị trí giao với các đường dân sinh hiện hữu.
Trong giai đoạn đường vành đai 5 Hà Nội đoạn qua Vĩnh Phúc chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đoạn tuyến vành đai 4 từ Bình Xuyên – Vĩnh Tường sẽ tạm thời thay thế vai trò của đường vành đai 5, liên kết các đô thị đối trọng trong vùng Thủ đô (Bắc Giang – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – vùng phía tây Hà Nội – Hòa Bình – Hà Nam – Hưng Yên – Hải Dương), góp phần giải tỏa lưu lượng quá cảnh trên các tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 32.
KCN Green Park – Nam Bình Xuyên: Tọa độ vàng, mở lối thành công.
Sở hữu vị trí chiến lược đắc địa, KCN Green Park – Nam Bình Xuyên không chỉ là điểm giao thoa của những tuyến đường huyết mạch, mà còn là cửa ngõ mở ra cơ hội giao thương rộng lớn cho các doanh nghiệp.
Cách đường vành đai 4 Hà Nội 10km và kết nối trực tiếp với đường tỉnh 303C, Green Park trở thành cầu nối giao thương quan trọng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường rộng lớn. Với sự hiện diện của Quốc lộ 2A, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, việc vận chuyển hàng hóa trở nên thuận tiện chưa từng có, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, khoảng cách lý tưởng 15km đến sân bay Nội Bài và 30km đến trung tâm Hà Nội, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, mà còn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Không chỉ có lợi thế về giao thông, KCN Green Park – Nam Bình Xuyên còn tọa lạc tại vùng lõi công nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc, nơi tập trung nguồn lực chất lượng cao, thúc đẩy sự phát triển bền vững. Với 8 khu công nghiệp lân cận trong bán kính 10km, một mạng lưới sản xuất liên kết chặt chẽ được hình thành, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tạo sức mạnh tổng hợp cho cộng đồng doanh nghiệp.
Đặc biệt, nằm trong tam giác phát triển Vĩnh Phúc – Hà Nội – Bắc Giang, khu công nghiệp xanh hiện đại phía Nam Bình Xuyên được thừa hưởng trọn vẹn sự năng động và tiềm năng tăng trưởng vượt bậc của khu vực. Đây không chỉ là một vị trí đắc địa, mà còn là bệ phóng vững chắc, mở ra cánh cửa thành công cho mọi doanh nghiệp.