Việt Nam ở đâu trong làn sóng dịch chuyển sản xuất tới Đông Nam Á?

Tháng tư 26, 2024by Hằng Hoàng

Làn sóng chuyển dịch sản xuất tới Đông Nam Á đang trở nên mạnh mẽ trong những năm gần đây do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và nhu cầu về một chuỗi cung ứng đa dạng, ổn định sau COVID-19. Trong khu vực, Việt Nam có lợi thế địa chính trị, tham gia nhiều hiệp định thương mại, nguồn lao động dồi dào và một thị trường tiêu thụ nội địa đang tăng trưởng nhanh chóng. Tuy vậy, vẫn còn không ít thách thức khiến chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư này. Chính phủ Việt Nam đang giải quyết những vấn đề này thế nào và các doanh nghiệp cần chủ động ra sao? Đây là chủ đề được thỏa thuận trong buổi tọa đàm của CNCTech với đoàn doanh nghiệp điện tử SECC đến từ thủ phủ công nghiệp Thâm Quyến, Trung Quốc.

CNCTech trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp SECC trong buổi toạ đàm
Thuế có như ở nhà?

Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các chính sách về tài chính. Cụ thể như chính sách miễn giảm thuế phí và hỗ trợ về nguồn vốn. Đồng thời, Trung Quốc trong nhiều thập kỷ vừa qua đã rất tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và mở rộng thị trường.

Thống kê từ một doanh nghiệp sản xuất camera tại Vĩnh Phúc cho thấy, có tới 48% nguyên vật liệu của họ có xuất xứ từ chính Trung Quốc. Khi chuyển sản xuất sang Việt Nam, doanh nghiệp lo lắng các nguyên vật liệu đó sẽ phải gánh chồng thêm thuế nhập khẩu. Cùng chung quan ngại này, một đại biểu từ SECC thắc mắc: Công ty tôi chuyên lắp ráp các thiết bị điện tử, sau đó thành phẩm được bán cho các công ty Trung Quốc và Châu Âu. Xin hỏi có ưu đãi thuế gì dành riêng cho nhập khẩu linh kiện điện tử không? Bởi nếu sản xuất tại Trung Quốc, chúng tôi không phải chịu thuế nhập khẩu cho những linh kiện này.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprise, EPE) được miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện đầu tư mới trong khu công nghiệp cũng sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nước ngoài và thuế trước bạ cho các phương tiện vận tải cũng được hưởng ưu đãi miễn giảm.

Có thể thấy, khi chuyển dịch sản xuất tới Việt Nam, các nhà sản xuất cũng được hưởng những chính sách hỗ trợ và ưu đãi. Chính phủ Việt Nam vẫn đang tạo những điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài có được môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh.

Chuỗi cung ứng còn thiếu và yếu?

Đồng thời, các đại biểu SECC cũng bày tỏ sự quan tâm về thực trạng của chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Một đại biểu cho rằng các ngành nghề công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam so với Thái Lan chưa đa dạng các nhà cung ứng. Theo một báo cáo của USAID cho hay mặc dù Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu điện tử ở Đông Nam Á và thứ 12 trên thế giới, phần lớn các doanh nghiệp Việt đều chỉ có thể cung cấp những nguyên vật liệu đơn như bao bì, phụ tùng, kim loại và các dịch vụ logistics. Đây có thể là hạn chế cho việc phát triển nguồn cung ứng nhưng cũng tạo ra một khoảng trống thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và điện tử tham gia vào thị trường Việt Nam.

Chính phủ không chỉ chào đón các tập đoàn lớn (Queenbees) đến Việt Nam cùng với nhà cung cấp nguyên vật liệu của họ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, sản xuất điện tử và linh kiện. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này sẽ giúp củng cố chuỗi cung ứng còn mỏng của Việt Nam.

Theo báo cáo của Taitra về xu hướng dịch chuyển sản xuất tân hướng Nam của Đài Loan do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tới các quốc gia bao gồm Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Philippines từ 2018 đến 2021, Việt Nam chiếm 51% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Đài Loan tại 6 quốc gia này. Trong đó, lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Sản xuất điện tử và linh kiện tại Việt Nam
Mênh mông thủ tục?

Các quy định của Việt Nam về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và thực hiệu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment, EIA) trong khu công nghiệp cũng là một chủ đề được nhiều doanh nghiệp SECC quan tâm.

Quy định về PCCC trong việc xây dựng nhà xưởng/nhà kho tại Việt Nam có những khác biệt giữa các địa phương, gây ra sự lúng túng cho nhà đầu tư trong quá trình tìm và lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp. Tại CNCTech, với sự am hiểu về chính sách của địa phương, chúng tôi cung cấp các dịch vụ trọn gói hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện cơ sơ vật chất và lắp đặt các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng tiêu chuẩn.

Với báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, đội ngũ của CNCTech sẽ cung cấp cho doanh nghiệp toàn bộ những thông tin để chuẩn bị các hồ sơ cần thiết như quy trình sản xuất, quy trình xử lý, danh mục máy móc, hóa chất và hỗ trợ doanh nghiệp nộp báo cáo tới các sở ban ngành liên quan.

Trong buổi tọa đàm, đại diện từ SECC cũng chia sẻ những khó khăn trong việc tiếp cận và tìm hiểu thông tin liên quan đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài vẫn đang quá trình cải tiến nên vẫn còn nhiều thủ tục hành chính phức tạp, thiếu sự thống nhất và đồng bộ. Thông tin về chính sách này rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau khiến doanh nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và nắm bắt một cách đầy đủ. Ngoài ra, các trang thông tin điện tử chưa được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác và việc thiếu các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Trung cũng gây cản trở cho tiếp cận thông tin của doanh nghiệp.

Hiểu được khó khăn của các doanh nghiệp, CNCTech đã và đang nỗ lực hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Tập đoàn luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về chính sách và thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất cho các nhà đầu tư.

Buổi tọa đàm với SECC là một trong những nỗ lực của CNCTech nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài giải quyết các vướng mắc trong quá trình đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, CNCTech còn cung cấp chuyên mục Investment Guide trên trang web industrial.cnctech.vn, nơi tổng hợp đầy đủ thông tin về đầu tư tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp có thể tham khảo và tra cứu dễ dàng.

CNCTech luôn hỗ trợ tận tình cho các khách hàng về mọi mặt

Việc thay đổi chính sách, xây dựng chuỗi cung ứng và thị trường là một thử thách không dễ xử lý trong một sớm một chiều. Các doanh nghiệp từ cả hai phía, nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp địa phương cần chủ động tìm các phương án cho riêng mình để đáp ứng nhu cầu mở rộng và thay đổi nhanh chóng của thị trường quốc tế.

Về phía CNCTech, với vai trò là nhà phát triển hạ tầng công nghiệp, tập đoàn không chỉ cung cấp các sản phầm nhà xưởng, nhà kho cho thuê, chúng tôi còn mang tới các dịch vụ hỗ trợ toàn diện về pháp lý, fitting out, nhập khẩu máy móc, tuyển dụng lao động để doanh nghiệp có thể đi vào vận hành một cách nhanh chóng và thuận lợi.